Tránh các lỗi thường gặp khi quay phim, chụp hình

Chỉ cần lưu ý một chút, chúng ta sẽ có những khung hình đẹp, đúng chuẩn và một thông điệp rõ ràng cho người xem.

Thừa khoảng không trên đầu

Thừa quá nhiều khoảng không trên đầu là lỗi rất cơ bản mà nhiều người hay mắc phải trong quay phim, chụp ảnh chân dung. Hình ảnh mắc lỗi bố cục này sẽ mất cân đối, cảm giác nhân vật bị lùn, bé đi.

hình ảnh bị mất cân đối

hình ảnh đúng tỉ lệ

Không có khoảng không trước mũi

Điều này khiến cho hình ảnh kỳ quặc và mất cân đối – con người dường như bị bó buộc bởi rìa của màn hình.

 

Không có khoảng không trước mặt

Tương tự, lỗi không có khoảng không trước mặt khiến người hoặc vật thể đang chuyển động có vẻ như bị ngăn cản hoặc bị chặn lại bởi rìa màn hình.

Chúng ta đều thích xem nơi mà nhân vật đang tới chứ không  phải nơi nhân vật từng qua. Tuy nhiên, ở một số trường hợp thì để khoảng không phía sau sẽ thể hiện ý nghĩa của sự ra đi, bỏ lại phía sau là những gì trống vắng, hụt hẫng…

 

Sai góc máy

Lỗi này rất phổ biến khi các bạn nam chụp ảnh cho các bạn nữ. Do bạn nam cao hơn, nếu đứng thẳng góc máy sẽ chiếu từ trên xuống. Kết quả, nhân vật trong ảnh không khác gì bị “dìm hàng”.

Do bố mẹ cầm máy từ trên cao chụp xuống, cảm giác bé bị lùn!

Khi chụp, nên ngồi xuống để hình bé được đẹp hơn!

Góc máy quá thấp có thể đẹp với những hình nghệ thuật

Nói như vậy không có nghĩa chúng ta không được sử dụng góc máy từ cao xuống thấp. Điều quan trọng cần sử dụng góc máy đúng hoàn cảnh.

Về cơ bản chúng ta sẽ có 3 góc máy:

Góc máy từ cao xuống thấp khiến chủ thể bị nhỏ bé.

Góc máy từ thấp lên cao khiến chủ thể trông to lớn, uy nghiêm hơn.

Góc máy vừa tầm mắt, dễ chịu cho người xem. Đây cũng là góc máy được sử dụng nhiều với các cảnh thông thường.

Các chi tiết, vật thể trong ảnh cần có sự gắn kết

Trong quay phim thì hình ảnh càng tự nhiên càng tốt, để người xem có cảm giác trực tiếp chứng kiến câu chuyện chứ không phải có sự xuất hiện của ống kính.

Hay như trong khuôn hình này, tác giả sử dụng thủ pháp các đường dẫn trong ảnh hướng ánh mắt của người xem vào chủ thể chính.

Con đường hướng ánh mắt người xem vào ngọn núi hùng vĩ

Đường nét

Các đường thẳng (đường chân trời) gợi cảm nhận yên bình, thanh tĩnh hoặc ổn định.

 

Các đường cong chữ S thể hiện sự mềm mại, gợi cảm. Đây là một trong những thủ pháp bố cục được ưa chộng nhất.

Ruộng bậc thang Mù Cang Chải (Yên Bái) là một trong những hình mẫu về bố cục đường cong trong nhiếp ảnh

Điểm nhấn

Trong mỗi khuôn hình nên có một điểm nhấn. Ví dụ trong hình ảnh ruộng bậc thang trên, điểm nhấn chính là cái chòi canh nhỏ.

Đừng ngại mời đạo diễn hình ảnh

Hầu hết những người làm phim không chuyên có thói quen mở máy lên là quay mà không có sự bố trí, sắp xếp. Đơn giản vì họ ngại. Quay ngẫu hứng kiểu này cho hình ảnh tự nhiên hơn nhưng lại khá may rủi (thường thì rủi nhiều hơn). Không chỉ làm phim chuyên nghiệp mới cần đạo diễn hình ảnh, công đoạn này thực sự rất quan trọng ngay cả khi bạn làm phóng sự, vlog, video quảng cáo sản phẩm, video hướng dẫn…

Việc đạo diễn, sắp xếp để có được bố cục hình ảnh tốt hơn sẽ giúp bạn luôn giữ thế chủ động. Tiết kiệm thời gian và đạt được hiệu quả cho tác phẩm.

Hình ảnh và bài viết: sưu tầm