Cách quay phim bằng điện thoại đẹp như dân chuyên nghiệp (tiếp theo)

Trước khi bấm máy bạn nên kiểm tra lại các thiết lập của camera như độ phân giải điểm ảnh 4k, 2k, full HD, HD 720, SD…; tỷ lệ khuôn hình 16:9 hay 4:3; chế độ quay bao nhiêu khung hình/giây… Thông thường nếu bạn sử dụng các ứng dụng camera sẵn có của smartphone thì các chế độ này đã được mặc định tối ưu ở chế độ cao nhất, bạn không thể can thiệp.

Các kích thước video hiện nay: HD 720, HD 1080, video 2k, ultra HD, video 4k (lớn nhất)

Nhiều người cho rằng cứ để độ phân giải cao nhất thì chất lượng video sẽ tốt nhất, điều này không sai. Thế nhưng trong một số trường hợp bạn vẫn cần thiết lập lại. Ví dụ chiếc Samsung Galaxy Note 4 có khả năng quay phim tới 4k (độ phân giải điểm ảnh khoảng 3840 x 2160, cao gấp 4 lần full HD). Với video 4k bạn có thể chiếu hình ảnh lên cả bức tường mà hình ảnh vẫn không bị nhòe nhưng bù lại file video 4k thường rất nặng sẽ gây khó khăn trong khâu hậu kỳ (máy tính dựng hình phải có cấu hình khủng – thường chỉ các studio, hãng phim lớn mới đầu tư)

Bạn nên setup camera phone ở chế độ quay full HD (1920×1080) là khá ổn cho khâu hậu kỳ cũng như tương thích với hầu hết các nguồn phát.

Nếu bạn đã từng up video lên youtube, khi xem lại video của mình bạn có để ý dù có up video có độ phân giải full HD thì thông thường youtube cũng chỉ tự động phát ở định dạng HD720, chỉ trong trường hợp bạn dùng gói internet có băng thông lớn thì youtube mới tự động phát ở các định dạng cao hơn.

5. Những thao tác máy cơ bản

Khi mới bắt đầu bạn thường quay phim như thế nào ? có phải cứ bật máy lên là quay chẳng cần theo bất kỳ quy tắc nào. Kết quả khi xem lại hình ảnh rất rung giật, thậm chí lúc lúc xoay ngang, lúc lật dọc đến chóng cả mặt.

Cần tuân thủ một số nguyên tắc cơ bản, video của bạn sẽ đẹp và lung linh hơn nhiều.

  1. Đảm bảo không bị rung hình

Đây là nguyên tắc đầu tiên trong quay phim bắt buộc bạn phải nhớ. Một cảnh quay bị rung tay sẽ đem lại cảm giác không chuyên nghiệp và gây khó chịu cho khán giả. Đối với điện thoại việc giữ cho máy không bị rung khi quay sẽ khó khăn hơn so với máy quay chuyên nghiệp bởi smartphone có trọng lượng và kích thước nhỏ rất khó cầm. Để khắc phục được vấn đề này bạn có thể sử dụng một số thủ thuật sau:

– Cầm chắc máy

– Tìm điểm tựa: Khi quay phim bạn nên quan sát xem xung quanh có bức tường hay cái bàn, cái ghế nào không, bạn có thể dựa lưng, chống khỉu tay lên bàn… sẽ rất hữu ích để chống rung cho camera phone.

– Sử dụng chân máy: Sử dụng chân máy luôn đem lại những cảnh quay rất ổn định. Ngay cả những nhà làm phim chuyên nghiệp cũng không thể thiếu thiết bị hỗ trợ hữu ích này.

– Sử dụng gậy tự sướng và tripod chân nhện. Như đã nói ở trên mình rất thích sử dụng 2 công cụ hỗ trợ này bởi nó giúp mình có thêm nhiều góc máy sáng tạo đồng thời lại rất cơ động, dễ cầm nắm nên có khả năng chống rung hữu hiệu.

– Sử dụng gimbal chống rung: Hiện nay có rất nhiều gimbal chống rung điện tử cho smartphone với giá thành khá hợp lý. Đây là giải pháp tuyệt vời để bạn quay video bằng điện thoại nhằm phục vụ cho nhiều nhu cầu khác nhau, từ công việc cho tới giải trí.

  1. Bố cục hình ảnh

Nguyên tắc 1/3: Một bức ảnh cần một chủ thể. Nếu không có, một bức ảnh sẽ thiếu sự hấp dẫn và điểm nhấn (điểm mà người xem chú ý trong ảnh). Điểm nhấn là nơi mà các nhiếp ảnh gia muốn người xem đầu tiên khi xem ảnh.

Tỉ lệ 1/3 được sử dụng như một tấm lưới được tạo nên từ hai đường chiều ngang và hai đường thẳng đứng. Những chủ thể sẽ được đặt trên các đường lưới hoặc trên điểm giao nhau của chúng để tạo thêm chiều sâu và ấn tượng cho ảnh.

 

 

  1. Nắm rõ cỡ cảnh của video

Trong điện ảnh có rất nhiều cỡ cảnh: các bạn chỉ lưu ý 3 cỡ cảnh căn bản nhất là được: toàn cảnh – trung cảnh – cận cảnh

Cỡ cảnh hay kích thước cảnh quay là những gì làm cho điện ảnh trở nên thú vị. Cùng là một nội dung, cùng là một kịch bản, nhưng việc sắp xếp các cỡ cảnh khác nhau sẽ đem lại cách cảm nhận khác nhau về câu chuyện từ người xem. Bởi vậy dù là đạo diễn, quay phim, dựng phim, biên kịch, sản xuất hay bất cứ vị trí nào bạn cũng cần hiểu rõ về cỡ cảnh để đoạn phim, đoạn video của mình mạch lạc, có nhịp điệu, tiết tấu và trở nên hấp dẫn hơn.

+ Toàn cảnh hay còn gọi là cảnh rộng cho ta thấy toàn bộ nhân vật và môi trường xung quanh. Trong đó chủ thể sẽ được lấy đủ từ đầu tới chân.

+ Trung cảnh là cỡ cảnh phổ biến nhất trên màn ảnh và nhân vật được lấy từ thắt lưng trở lên. Nó tập trung vào việc thể hiện nhân vật ở trong một môi trường mà yếu tố con người chiếm phần lớn khung hình.

+ Trong khi đó cận cảnh lại thường được sử dụng với một nhân vật lấy từ ngực trở lên nhằm đóng khung tâm trang, phản ứng, thái độ ở khuôn mặt nhân vật.

 

 

 

  1. Hạn chế zoom khi quay phim bằng điện thoại

Zoom trên smartphone là zoom số, tức là sử dụng kỹ thuật số hay còn gọi là phần mềm để phóng to các chi tiết trên hình ảnh được thu từ camera. Do đó, khi zoom hình ảnh bị phóng đại dẫn tơi bị mờ, vỡ ảnh, nhìn rất xấu.

Mặt khác, lạm dụng sử dụng zoom khi quay phim còn khiến hình ảnh bị rung lắc nhiều hơn và lượng ánh sáng vào máy ít hơn, chất lượng video sẽ càng tệ.

Giải pháp: chịu khó di chuyển ra xa khi lấy cảnh toàn hoặc ngược lại.

  1. Đảm bảo đủ ánh sáng cho cảnh quay

Ánh sáng là yếu tố cực kỳ quan trọng cho chất lượng hình ảnh. Với Smartphone rất khó để có hình ảnh đẹp trong môi trường thiếu sáng, vì vậy, bạn nên setup cảnh quay vào ban ngày và ngoài trời, như vậy ánh sáng sẽ đều hơn, không bị tình trạng lúc tối lúc sáng với các cảnh quay trong nhà. 

Ngôi nhà cổ nhất của Sài Gòn trong khuôn viên Tòa Tổng Giám mục Sài Gòn (ngược sáng)

Ngôi nhà cổ nhất của Sài Gòn trong khuôn viên Tòa Tổng Giám mục Sài Gòn